Chiết xuất hoa cúc La Mã ( Chamomile Extract ) ngày càng trở nên thông dụng trong bảng thành phần của các sản phẩm làm đẹp. Vậy thì chiết xuất hoa cúc La Mã (Chamomile Extract) là gì? Chiết xuất cúc La Mã có tác dụng gì trong mỹ phẩm? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Chiết xuất hoa cúc la mã (Chamomile Extract) là gì ?
Chamomile hay còn gọi với tên cúc La Mã, là một loài thực vật có hoa thuộc họ Cúc (Asteraceae), được tìm thấy ở nhiều quốc gia trên thế giới từ Châu Âu đến Châu Á. Đặc điểm của loài cây này thường mọc hoang dại ở ven đường, lan rộng và che phủ mặt đất..
Từ hàng ngàn năm trước, người Ai cập, La Mã và Hy Lạp cổ đại đã nghiên cứu và tìm thấy những lợi ích của Cúc La Mã để ứng dụng vào sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp cho con người. Chamomile được xem như món quà quý giá từ thần mặt trời, được ghi chép trong y học và ứng dụng rộng rãi trong hương thơm, đồ uống.
Xem thêm bài viết khác:
- [ Khám phá ] Tế bào gốc noãn thực vật – Giải pháp phục hồi da sau 2 ngày
Thành phần chứa trong Chamomile – Cúc La Mã
Cúc La Mã (chamomile) chứa nhiều thành phần có hoạt tính có lợi cho sức khỏe con người, thường được dùng trong các mỹ phẩm làm đẹp. Dưới đây là một số thành phần có trong cúc La Mã:
Bisabolol
Là một dạng triterpenoid có trong tinh dầu hoa cúc, bisabolol có tính chất làm dịu và làm mềm da. Nó giúp giảm viêm, sưng và kích ứng da. Bisabolol cũng có khả năng kháng vi khuẩn và chống vi khuẩn, giúp làm giảm tình trạng viêm nhiễm và kích ứng da.
Chamazulene
Đây là một hợp chất có màu xanh đặc trưng của hoa cúc và là thành phần chủ yếu đóng vai trò trong tính chất chống viêm của hoa cúc La Mã. Chamazulene có hoạt tính chống viêm mạnh mẽ, giúp giảm sưng và kích ứng da.
Flavonoids
Hoa cúc La Mã chứa nhiều flavonoid như apigenin, luteolin và quercetin. Flavonoid có tác dụng chống oxy hóa, làm dịu và làm mềm da. Chúng giúp bảo vệ da khỏi tổn thương do tác động môi trường và tia tử ngoại.
Polyphenols
Hoa cúc La Mã cũng chứa nhiều polyphenol như acid caffeic và acid chlorogenic. Polyphenol có tính chất chống vi khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa, giúp cải thiện sức khỏe da và làm giảm nám, tàn nhang.
Azulene
Đây là một hợp chất có hoạt tính chống vi khuẩn và chống viêm, giúp làm dịu da và giảm sưng.
Este sesquiterpen
Tinh dầu hoa cúc còn chứa các este sesquiterpene như alpha-bisabolol oxide, chamazulene oxide và bisabolol oxide A và B. Các este này có tính chất làm dịu và giúp cân bằng da.
Quá trình chiết xuất tinh dầu hoa cúc (Chamomile essential oil): bắt đầu bằng việc sử dụng hoa cúc tươi hoặc khô làm nguyên liệu chính. Hoa cúc được đặt trong một thiết bị chưng cất và kết hợp với nước. Quá trình hơi nước được áp dụng, khi nước trong nồi chứa hoa cúc và nước sôi, hơi nước và tinh dầu bắt đầu bay hơi. Tinh dầu thu được thường có màu xanh lam đến xanh lục đậm với dược liệu tươi và có màu vàng đối với dược liệu khô. Tinh dầu cúc La Mã thường được ứng dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm làm đẹp cho da.
Hoa cúc La Mã chứa một số thành phần có tác dụng chống viêm riêng biệt rất tốt như phytosterol, azulene và bisabolol. Vì thế việc sử dụng chiết xuất của loài hoa này sẽ giúp điều trị các vấn đề về da hiệu quả.
Ngoài ra, chiết xuất hoa cúc La Mã còn chứa một lượng lớn vitamin B. Đây là một thành phần có vai trò cấp ẩm và làm dịu da tốt.
4 Tác dụng của chiết xuất hoa cúc La Mã ( Chamomile Extract ) trong mỹ phẩm là gì?
1. Làm dịu da hiệu quả
Qua các nghiên cứu đã chứng minh rằng hoa cúc La Mã có thể làm dịu da rõ rệt, giúp da nhanh chóng phục hồi về trạng thái cân bằng, làm giảm các dấu hiệu viêm đỏ và bỏng rát của cháy nắng. Khả năng chống viêm vượt trội của hoa cúc La Mã được công nhận nhờ chứa hàm lượng Bisabolol và Chamazulene khá dồi dào.
2. Giảm viêm da, ngăn ngừa mụn
Hoa cúc La Mã có công dụng làm dịu da, giảm kích ứng trên da, ngăn ngừa mụn, kháng viêm và dưỡng da trắng hồng tự nhiên. Để làn da của bạn khỏe mạnh, trắng sáng hơn mỗi ngày thì bạn có thể chọn dùng cúc La Mã hãm với nước uống như trà, dùng tinh dầu xông mặt giúp ngủ ngon hơn hoặc sử dụng các sản phẩm có thành phần chiết xuất từ cúc La Mã.
3. Giảm dấu hiệu chàm (eczema)
Với thành phần chiết xuất từ hoa cúc La Mã có mặt trong các sản phẩm kem thoa ngoài giúp mang lại hiệu quả trong điều trị bệnh chàm. Một nghiên cứu được thực hiện cho thấy hiệu quả vượt trội sau 2 tuần sử dụng kem có chứa chiết xuất cúc La Mã so với kem chứa Hydrocortisone và cũng cho thấy sự khác biệt khi so sánh với giả dược.
4. Làm chậm dấu hiệu lão hóa da
Khi sử dụng chiết xuất hoa cúc La Mã trong mỹ phẩm làm đẹp có thể làm giảm các dấu hiệu của lão hóa da. Sự có mặt của Polyphenol và phytochemical trong chiết xuất có khả năng làm tăng tốc độ tái tạo da, làm cho các nếp nhăn và sẹo mờ đi một cách đáng kể.
Ngoài ra, Polyphenol còn có khả năng chống lại các gốc tự do có hại, giúp bảo vệ làn da khỏi các tác nhân bên ngoài.
Cơ chế hoạt động của chiết xuất hoa cúc La Mã
Cúc La Mã có tác dụng gì? Nhờ các thành phần đa dạng, chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe nên cúc La Mã có một số tác dụng sau đây:
Tác động chống viêm:
Hoa cúc La Mã chứa các hợp chất có khả năng giảm viêm, như flavonoid và sesquiterpenoid. Các chất này có khả năng ức chế phản ứng viêm, giảm sưng, đau và kích thích phản ứng viêm trong cơ thể.
Tác động giảm căng thẳng và an thần:
Chiết xuất hoa cúc La Mã có khả năng làm dịu tâm trạng và giảm căng thẳng. Các hợp chất có trong hoa cúc, như apigenin và luteolin, có tác dụng an thần và có thể giúp cải thiện giấc ngủ.
Tác động chống oxy hóa:
Hoa cúc La Mã chứa các chất chống oxy hóa, bao gồm flavonoid và terpenoid. Những chất này có khả năng tiêu diệt các gốc tự do, ngăn chặn tổn thương tế bào do stress oxy hóa và giúp bảo vệ làn da khỏi tác động của môi trường.
Tác động làm dịu và chống kích ứng:
Hoa cúc La mã có tính chất làm dịu và chống kích ứng trên da. Nó có thể giúp giảm ngứa, mẩn đỏ, và cải thiện các vấn đề da như eczema và viêm da tiếp xúc.
Tác động kháng vi khuẩn và chống nhiễm trùng:
Một số thành phần có trong hoa cúc La Mã như chamazulene và bisabolol, có tính kháng vi khuẩn và chống nhiễm trùng. Chúng có khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và có thể hỗ trợ quá trình lành vết thương.
Cách sử dụng chiết xuất hoa cúc La Mã trên da
Bạn có thể sử dụng chiết xuất cúc La Mã trong mỹ phẩm bằng cách thoa trực tiếp lên các vùng da của cơ thể, hoặc ở dạng uống tùy theo mục đích. Đối với dạng bôi, chiết xuất tự nhiên lành tính sẽ giúp điều trị các bệnh về da như: kích ứng da, ửng đỏ do nhạy cảm, eczema. Còn với dạng uống thì được hòa tan trong nước với một lượng nhỏ khoảng 2-3 giọt trong một cốc nước đầy làm dịu cơn đau bụng.
Lưu ý khi sử dụng chiết xuất hoa cúc La Mã
Trước khi sử dụng chiết xuất hoa cúc La Mã (Roman Chamomile extract), bạn cần đọc kĩ để hiểu được hoa cúc La Mã có tác dụng gì cho da và lưu ý một số điều quan trọng sau:
1. Kiểm tra sản phẩm
Bạn nên kiểm tra xem có dị ứng với sản phẩm bằng cách thử nghiệm một mẩu nhỏ sản phẩm trên vùng da nhỏ trước khi sử dụng rộng rãi để đảm bảo rằng không có phản ứng không mong muốn xảy ra.
2. Tuân thủ hướng dẫn
Sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và không vượt quá liều lượng khuyến nghị. Điều này giúp tránh các phản ứng không mong muốn và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng.
3. Tránh tiếp xúc với mắt
Tránh tiếp xúc trực tiếp với mắt. Nếu tiếp xúc xảy ra, rửa kỹ bằng nước và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có bất kỳ tác động không mong muốn nào.
4. Hạn chế sử dụng khi mang thai hoặc cho con bú
Trước khi sử dụng trong trường hợp mang thai hoặc cho con bú, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho mẹ và em bé.Lưu trữ đúng cách: Bảo quản sản phẩm ở nơi khô ráo, mát mẻ và tránh ánh sáng trực tiếp. Đặt nó xa tầm tay trẻ em để tránh sự cố không mong muốn.
Lời kết
Qua bài viết trên cung cấp cho bạn đọc hiểu được rõ về nguồn gốc, thành phần của cúc La Mã, tác dụng của cúc La Mã trong làm đẹp. Cúc La Mã có tác dụng làm dịu da, giảm viêm da ngăn ngừa mụn, giảm các dấu hiệu lão hóa da.Bên cạnh tác dụng của cúc La Mã, bài viết cũng cho bạn biết được chiết xuất cúc La Mã có tác dụng gì trong trong mỹ phẩm. Từ đó giúp bạn lựa chọn được kem chăm sóc cho da tốt nhất. Ba Viên Pharmacy hy vọng những thông tin trên hữu ích đối với bạn.